Đột dập là gì?
Đột dập là một kỹ thuật tách, chủ yếu được sử dụng để xử lý các lỗ trên vật liệu phẳng như giấy, nhựa hay kim loại tấm. Thông thường, thiết bị đục lỗ bao gồm 2 bộ phận dụng cụ – Bộ phận hỗ trợ cho máy đột và bộ phận hỗ trợ cho máy dập. Trong khi chày vào khuôn, vật liệu sẽ bị cắt.
Đột dập chủ yếu được dùng để tạo ra các lỗ tròn hoặc chi tiết trên bề mặt vật liệu phẳng, nhưng nó cũng phù hợp để bỏ đi các phần dư thừa của vật liệu.
Các vật liệu có thể gia công đột dập bao gồm: Kim loại tấm, nhựa, da,… được sử dụng trong các ngành bao bì, thực phẩm, vệ sinh, y tế và dược phẩm. Trong những năm qua, đột dập cũng trở nên quan trọng đối với việc xử lý các lá kim loại cho sản phẩm tinh vi về mặt kỹ thuật, ví dụ như cho ngành hàng không vũ trụ hoặc điện tử. Một ứng dụng khác của đột dập đó là tạo ra các chi tiết cho ngành công nghiệp kim loại và xây dựng.
CÔNG NGHỆ ĐỘT DẬP: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
Đột dập là một trong những phương án gia công kim loại tốt nhất hiện nay. Bên cạnh đó còn có cắt gọt Laser hiện đại cũng sẽ là phương án để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Người ta sẽ căn cứ vào yếu tố này để lựa chọn đột dập hay cắt laser sao cho hợp lý nhất.
Ưu điểm đột dập
- Sản phẩm ổn định về chất lượng và hình dạng hình học các lỗ đục mang tính thẩm mỹ cao.
- Áp dụng cho gia công sản xuất hàng loạt, hàng khối và hàng tiêu chuẩn. Bởi khả năng có thể cùng lúc tạo ra nhiều lỗ trên mặt tấm kim loại trùng một kích thước, hình dáng.
- Tiết kiệm thời gian gia công, mất ít sức lao động và tối ưu được nguyên công sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế cao, ít phế phẩm trong sản xuất.
Nhược điểm đột dập
Trong chế tạo khuôn mẫu được chia thành khuôn ép nhựa và khuôn dập. Không đâu xa lạ, khuôn dập được sử dụng cho chính máy đột dập kim loại. Khuôn dập hay tên đầy đủ là khuôn đột dập kim loại thường được sử dụng để gia công các nguyên liệu kim loại dàng tấm hoặc phôi mỏng.
Chính vì máy đột dập cần có khuôn mẫu nên nó cũng vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của công nghệ đột dập này.
- Mất chi phí gia công khuôn mẫu, vấn đề bảo dưỡng khuôn mẫu cho đến cả thời gian chế tạo khuôn mẫu.
- Chỉ định gia công trên vật liệu tấm, phôi mỏng như: inox dạng tấm, nhôm dạng tấm, đồng dạng tấm cỡ 5mm – 7mm. Đối với những loại tấm, phôi dày hơn nên sử dụng phương pháp cắt laser.
- Sự hạn chế về độ linh hoạt thay đổi trong gia công
Từ những ưu và nhược điểm từ đột dập kim loại mà người ta thường lựa chọn gia công các loại vỏ tủ điện, máy tính,…
Một số sản phẩm đột đập
Đặc điểm của đột dập
- Đột dập là quy trình hiệu quả nhất về chi phí để tạo ra các lỗ trên dải hoặc kim loại tấm cho mức độ phức tạp từ trung bình đến cao.
- Có thể tạo ra nhiều lỗ hình cùng lúc
- Dụng cụ đột dập và khuôn thường được chế tạo từ thép hoặc cacbua
- Quá trình nhanh chóng
- Phôi của gia công đột dập thường ở dạng tấm phẳng hoặc cuộn. Vật liệu phôi có thể khác nhau. Bản thân khuôn và dụng cụ đột cũng có nhiều hình dạng khác nhau để tạo ra một loại các lỗ có hình dạng khác nhau trong phôi.
Máy đột dập
Các kỹ thuật đột dập
Đột dập phẳng
Đột dập phẳng là quá trình định hình vật thể bằng công cụ dập phẳng, máy dập ra từng sản phẩm bằng máy ép thủy lực và khuôn thép. Các nguyên liệu thô sẽ di chuyển theo chiều ngang trong khi máy dập được đẩy xuống theo chiều dọc thể thực hiện việc đục lỗ.
Đột dập phẳng được sử dụng trong các trường hợp:
- Sản phẩm dày
- Vật liệu đến từ 1 tấm duy nhất
- Đơn hàng nhỏ
- Nếu bạn đang tìm hiểu một lựa chọn hiệu quả về chi phí
Đột dập quay
- Sản phẩm mỏng
- Số lượng lớn
- Thiết kế với dung sai chặt chẽ
- Bạn đang cần tìm phương pháp năng suất cao, giảm mức tiêu thụ năng lượng cũng như ít tạo ra tiếng ồn và độ rung thấp.